Kết quả tìm kiếm cho "Đoàn famtrip"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 33
Để đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất và người Phú Thọ đến với du khách trong và ngoài nước, trong ba ngày 17 - 19/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức chương trình Famtrip, Presstrip “Khám phá Xuân Sơn - Discover Xuân Sơn” và kết nối tour du lịch Xuân Sơn - Long Cốc năm 2024. Chương trình nhằm mở rộng cơ hội cho phát triển du lịch Đất Tổ.
Bên cạnh lợi thế nông nghiệp, An Giang còn được thiên nhiên ưu đãi điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch (DL), như: DL tâm linh, DL sinh thái, DL khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa - lịch sử... Khi đặt trong mối liên kết vùng ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ, thế mạnh DL càng được phát huy.
Trong quá trình chuyển tiếp sang thời đại công nghiệp, nỗi trăn trở của thế hệ trước và cái nhìn của lớp trẻ về nghề truyền thống như 2 đường song song. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm ở xã Châu Phong (TX. Tân Châu) cũng vậy. Đôi bên đều thấu hiểu trăn trở của nhau, khi nghề xưa thiếu người tiếp nối, còn hiệu quả kinh tế không đáp ứng được mức sống hiện tại. Khi các chính sách khuyến khích đưa giá trị làng nghề truyền thống vào du lịch (DL), thế hệ con cháu ở làng Chăm lần lượt trở về, sát cánh bên gia đình và cộng đồng để viết câu chuyện mới cho quê hương mình.
Với sự bứt tốc ấn tượng của ngành Du lịch từ cuối năm 2023, đặc biệt là những tín hiệu khởi sắc trong đầu năm mới 2024 là tiền đề để du lịch Việt Nam bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024.
Ngày 18/1, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tổ chức Lễ ra mắt sản phẩm du lịch “Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc”, tại Khu dân cư thị trấn Đa Phước (huyện An Phú).
An Giang xác định du lịch (DL) là ngành kinh tế mũi nhọn. Từ việc tập trung đầu tư, nâng chất, DL tỉnh nhà phát triển tốt, đáp ứng hoạt động lưu trú, lữ hành, tham quan DL. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng DL đa dạng vẫn chưa xứng tầm, cần nghiên cứu, làm mới sản phẩm, kết nối tour, tuyến để khai thác hiệu quả hơn.
Sản phẩm du lịch (DL) là yếu tố làm nên sự khác biệt, được mỗi địa phương dần hoạch định và xây dựng những sản phẩm bản địa riêng. Trong đó, phong tục, tập quán, nếp sinh hoạt… là những tài nguyên rất độc đáo cần được khai thác tốt, để các hãng lữ hành và du khách có thêm lựa chọn cho mỗi chuyến đi, trả lời cho lý do tại sao đến điểm này mà không phải là điểm khác?
Sở hữu những giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán độc đáo, phong cảnh thiên nhiên hữu tình… An Giang đang thu hút sự quan tâm của du khách đối với mô hình du lịch (DL) cộng đồng, trong đó có phát huy văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Ngày 17/11, UBND TX. Tân Châu tổ chức Tour famtrip du lịch cộng đồng làng Chăm Châu Phong (xã Châu Phong). 30 đại biểu đại diện các sở, ban, ngành; chính quyền địa phương; các đơn vị khai thác du lịch trong và ngoài tỉnh đã tham gia sự kiện.
Từ đầu năm đến nay, có 350.000 khách Việt Nam đến Hàn Quốc, dự kiến năm nay con số này đạt 420.000 người. Việt Nam đang dẫn đầu thị trường Đông Nam Á về lượng khách đến Hàn Quốc.
Du lịch (DL) An Giang đã và đang khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên bản đồ DL Việt Nam, có nhiều điểm đến hấp dẫn, nằm trong "tốp 10" địa phương thu hút khách DL nhiều nhất cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2023, An Giang đón khoảng 6 triệu lượt khách, (tăng 15% so cùng kỳ, đạt 75% so kế hoạch). Trong đó, khách quốc tế đón khoảng 12.000 lượt (đạt 100% so kế hoạch). Sự phát triển của ngành DL đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chiều 10/12, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Lê Trung Hiếu dẫn đầu đoàn công tác tỉnh tham dự Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Đắk Lắk với các tỉnh ĐBSCL năm 2022 diễn ra tại tỉnh Đồng Tháp.